2024 BĐS Phan Thiết Mũi Né đang lấy lại ngôi đầu bảng
Bình Thuận đang đẩy mạnh làm hạ tầng như đầu tư thêm phòng nghỉ, mở rộng đường, làm cao tốc, xây sân bay để đáp ứng và khai thác lợi thế du lịch. Ngay từ đầu năm 2024 này, một loạt các dự án đã khởi công.
Hạ tầng tốt, du khách còn đến Bình Thuận nhiều hơn. Tuy nhiên, theo thống kê, Bình Thuận đang thiếu khoảng 10.000 phòng vào mùa cao điểm. Nắm cơ hội, trong quý I/2018, toàn tỉnh có nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng trình làng.
Giá đất đã tăng cao
Phát triển sau Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long song Mũi Né là nơi đông resort nhất. Không chỉ vậy, tại các khu du lịch ven biển, nhà nghỉ, khách sạn, phòng trọ bình dân cũng được xây dựng nhiều. Đến nay, quỹ đất ven biển Mũi Né đang dần hạn hẹp và trở nên đắt đỏ.
Tuy nhiên so với ở Nha Trang và Đà nẵng, giá đất ở đây chỉ bằng 1/10, nên cơ hội đầu tư còn rất cao.Những thông tin về phát triển hạ tầng đã đẩy giá đất tại Phan Thiết – Mũi Né. Theo thống kê, nếu như vào năm 2004, giá đất mặt tiền biển chỉ 400.000 -700.000/m2 thì đến cuối năm 2017 giá rao bán đã tăng gấp 22 lần, đang khoảng 10 –15 triệu/m2. Hiện tại, giá đất tại thành phố Phan Thiết từ 17-40 triệu/m2, đường Nguyễn Đình Chiểu có giá từ 10 - 19 triệu/m2.
Riêng đường Nguyễn Thông - Tuyến đường nối thành phố Phan Thiết và Mũi Né, nếu đầu năm 2016 giá đất chỉ ở khoảng 6 -7 triệu/m2, thì nay đã tăng lên 12 -17 triệu/m2. Nhiều dự báo trong thời gian tới, giá đất mặt tiền tuyến đường này sẽ còn tăng thêm nhờ hiệu ứng tích cực từ việc nâng cấp, mở rộng làn đường từ 6m lên 25m.
Vào trung tuần tháng 8/2016, chính quyền Bình Thuận đã có thông báo sẽ khởi công nâng cấp đường Nguyễn Thông vào quý III và đến nay đã xong gần 50% khối lượng. Trước đó, ngày 22/7/2016, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đảm bảo tiến độ thi công để sân bay đi vào hoạt động chính thức trong cuối năm 2018 đầu năm 2019.
Dự kiến quý III/2018, khởi công cao tốc Dầu Dây – Phan Thiết để rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn hơn 2 giờ lái xe. Tiếp đó, quý IV/2018, cao tốc Phan Thiết – Nha Trang sẽ khởi công để rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương trong vùng tứ giác vàng du lịch: TP.HCM – Phan Thiết – Đà Lạt – Nha Trang, trong đó Phan Thiết trở thành trung điểm.
Việc sân bay và cao tốc hình thành sẽ giúp Phan Thiết - Mũi Né thu hút du khách tốt hơn. Từ đó, dịch vụ kinh doanh du lịch tại địa phương này dự báo sẽ rất khả quan. Vì vậy, từ đầu năm nay, nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn đã nhanh chóng tiến vào khu vực Mũi Né. Theo thống kê, chỉ tính đến 31/3/2017 Bình Thuận có 15 dự án BĐS nghỉ dưỡng được khởi động xây dựng. Trong đó, 8 dự án là tái khởi động lại; cùng với 7 dự án khởi động mới.
Mũi Né
BĐS Phan Thiết Mũi Né đang lấy lại ngôi đầu bảng
Nhìn vào tiềm năng thị trường du lịch, các chủ đầu tư tự tin cam kết khoản lợi nhuận cho mô hình kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng dao động từ 8- 12%/năm. Mức lãi đó cao và ít rủi ro so với các khoản đầu tư khác (vàng, chứng khoán,…).
Trên thị trường, phần lớn sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng có giá từ 10-20 tỷ/ biệt thự và 4-6 tỷ/căn hộ, với khoảng cách TP.HCM khoảng 3 giờ lái xe. Song, với chi phí lớn, nên chỉ mới có tầng lớp rất giàu tham gia cuộc chơi này.
Thực tế, người trẻ thành đạt và gia đình thu nhập khá tại các thành phố lớn cũng muốn sở hữu BĐS nghỉ dưỡng, họ xem đây là kênh đầu tư cơ hội hấp dẫn. Với số vốn ban đầu chỉ từ 1.5 – 2 tỷ cho căn biệt thự ven biển dùng để đá pứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho gia đình và kinh doanh, bài toán khả quan này đang được nhiều người tính toán. …
.